Cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Cần có giải pháp quản lý lịch trình cụ thể công nhân đi, đến Đồng Nai làm việc

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Đồng Nai và đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đang kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự họp tại đầu cầu Đồng Nai có Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng lãnh đạo các sở, ngành và đoàn công tác của Bộ Y tế.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra phòng, chống dịch nơi sản xuất tại 1 doanh nghiệp ở KCN Amata

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho hay, Đồng Nai đang phải “gồng mình” để chống đỡ, nếu việc kiểm soát không chặt người từ vùng dịch ra, vào Đồng Nai sẽ rất khó giữ được dịch không bùng phát, nguy cơ là rất cao. “Số công nhân của Đồng Nai gấp khoảng hơn 5 lần so với các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương, nếu dịch xâm nhập vào sẽ rất khó khăn cho việc khống chế và dập dịch” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng quan ngại.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đồng Nai đã thực hiện rất quyết liệt để ngăn chặn tình trạng dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp của tỉnh. Phó thủ tướng cho rằng, chúng ta không cấm, nhưng kiên quyết phải kiểm soát chặt người từ vùng dịch đi, đến các địa phương khác. Ngoài những người lao động thì cần chú ý đến tài xế, phụ xe, phải nắm được họ từ TP.Hồ Chí Minh đến Đồng Nai và đi những đâu, kể cả xe đường dài. Các tài xế, phụ xe yêu cầu phải khai báo y tế, thông báo địa điểm đến.

Gần đây, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng cường tìm nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Đây là cơ hội cho DN Việt để trở thành nhà cung cấp cho DN FDI và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Sở Công thương, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 150 DN Việt sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho nhiều ngành sản xuất như: dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ…

Công ty TNHH sản xuất thương mại nhựa kỹ thuật Vinastar (TP.Biên Hòa) sản xuất linh kiện máy móc cung cấp cho DN FDI

Tìm cơ hội trong khó khăn

Đại dịch Covid-19 dẫn đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ gặp khó khăn. Vì thế, nhiều DN FDI tại Việt Nam đã thay đổi chiến lược trong tìm nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào cho mình, ưu tiên tìm nguyên liệu trong nước.

Ông Lê Trí Minh, Chi hội trưởng Chi hội DN hàng công nghiệp hỗ trợ Đồng Nai, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đại Á Thành cho hay: “Chi hội có hơn 30 thành viên là các DN Việt trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia. Sản phẩm của các DN trong chi hội phần lớn là bán cho các DN FDI tại Đồng Nai và nhiều tỉnh thành khác. Thời gian qua, các DN FDI mở rộng liên kết với DN Việt để cung ứng sản phẩm cho nhau giúp DN Việt mở rộng đầu ra”.

Công ty TNHH sản xuất thương mại nhựa kỹ thuật Vinastar (TP.Biên Hòa) sản xuất linh kiện máy móc cung cấp cho DN FDI

Tìm được nguồn nguyên liệu trong nước đem đến cho DN FDI nhiều thuận lợi như: giảm công vận chuyển, thời gian chờ đợi, chủ động sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm hưởng các ưu đãi từ những Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực.

Ông Mai Khanh, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại nhựa kỹ thuật Vinastar (TP.Biên Hòa) cho biết: “Công ty chuyên sản xuất các loại linh kiện máy móc, thiết bị thiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác. Khi xảy ra đại dịch Covid-19, hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì nhiều hợp đồng kéo dài thời hạn giao hàng hoặc tạm dừng. Do đó, Vinastar tăng tiêu thụ trong nước để đảm bảo đầu ra. Vì sản phẩm của Vinastar đã xuất khẩu vào Nhật Bản và Hàn Quốc nên dễ dàng ký kết hợp đồng cung ứng cho DN FDI tại Việt Nam”.

Nhanh chóng đáp ứng yêu cầu

DN muốn liên kết trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn đa quốc gia, DN FDI buộc phải vượt qua những trở ngại như: đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tái cơ cấu lại sản xuất bằng cách đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cho người lao động. Như vậy, sản phẩm làm ra đáp ứng cả số lượng, chất lượng theo yêu cầu của DN FDI.

Ông Masahiro Ariga, Trưởng ban Kết nối DN thuộc Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.HCM chia sẻ: “Dịch bệnh Covid 19, gây trở ngại lớn cho các DN trong việc giao thương, song hiệp hội đã đứng ra làm cầu nối hỗ trợ nhiều DN Nhật Bản kết nối với DN Đồng Nai để cung ứng sản phẩm đầu vào cho nhau, giảm nhập khẩu. Hàng hóa của các DN Việt đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh rất dễ dàng ký hợp đồng trở thành đối tác bán hàng cho DN Nhật Bản”.

Theo đại diện của các hiệp hội, muốn trở thành nhà cung ứng cho DN FDI, các DN Việt có thể thông qua các hiệp hội DN trên địa bàn tỉnh như: Hiệp hội DN Đồng Nai, Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai, Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.HCM, Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Đồng Nai, Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai, Hiệp hội từng ngành hàng…để tìm hiểu các đối tác, nhu cầu sản phẩm, từ đó liên hệ trao đổi và hợp tác.

Ông Ahn Seong Ho, Tham tán Thương mại, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. HCM cho biết: “Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM sẵn sàng giúp các DN Việt và DN Hàn Quốc trên cùng lĩnh vực hợp tác với nhau để mở rộng giao thương giữa hai bên. Các DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam rất muốn tìm đối tác cung ứng lao động tay nghề cao ở trong nước để đảm bảo sản xuất”.

Trong hơn một thập niên qua, DN Việt chưa từng trải qua cơn “sóng gió” nào lớn như hiện nay, tuy nhiên nếu vượt qua DN sẽ có nhiều cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu để mở rộng sản xuất và hướng đến phát triển bền vững.

Vi Quân