Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển nền công nghiệp

Xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng sang Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cao, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng phát triển trong bối cảnh hội nhập công nghệ cao cho sản xuất.

Thị trường lao động có sự dịch chuyển khá tích cực, đặc biệt từ khi có nhiều doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ lớn đầu tư tại các cụm KCN tại Việt Nam như: KCN cao quận 9, KCN Bắc Ninh, KCN Bắc Giang, KCN Đồng Nai…Bên cạnh những thuận thời với làn sóng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thì cần nâng cao trình độ cho người lao động và chuyên gia để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Với việc ngày càng có nhiều lao động tìm đến các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, người lao động đang có xu hướng dịch chuyển rõ rệt. Thay vì tìm đến những khu công nghiệp ở các thành phố lớn thì người lao động có thể an tâm “an cư lạc nghiệp” tại các cụm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy rằng, điều này là hợp lý vì so với công nhân làm việc ngoại tỉnh thì công nhân đang làm việc trong tỉnh có nhiều ưu thế và thuận lợi hơn.

Cụ thể, thứ nhất, công nhân làm việc trong tỉnh việc đi lại thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt là các dịp lễ, tết. Trước đây chúng ta cũng thấy, công nhân và gia đình làm việc ở tỉnh khác về quê đón tết, nghỉ lễ rất vất vả, mất nhiều thời gian và tốn kém. Thậm chí, có công nhân làm việc cả năm cũng chỉ đủ tiền về quê đón tết, khả năng tích lũy thấp. Nhiều gia đình công nhân không về quê để đón tết được hoặc 3 – 5 năm mới về quê đón tết một lần. Khi cha mẹ, người thân ốm đau, bệnh tật khó có điều kiện để thăm hỏi, chăm sóc đối với người lao động ở xa nhà.

Bên cạnh đó yếu tố khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng ít khắc nghiệt hơn so với các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Thứ hai, giá thuê nhà trọ tại các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp đắt đỏ, trong khi đó thu nhập công nhân còn thấp cho nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong khi đó, đối với công nhân làm việc lân cận các khu công nghiệp như Amata, Giang Điền, Long Thành, Tam Phước… với khoảng cách trên dưới 20 km có thể đi về, thuận lợi hơn rất nhiều so với làm việc ở tỉnh khác.

Thứ ba, chúng ta cũng thấy, những lao động làm việc ở các tỉnh khác như Long An, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh việc chăm sóc con cái gặp rất nhiều khó khăn và rất nhiều lao động phải gửi con về quê cho ông, bà chăm sóc. Hiện tại, nếu làm việc gần nhà, họ có thời gian chăm sóc con cái, có nhà cửa ổn định và chi phí sinh hoạt, chi phí học tập cũng sẽ bớt đắt đỏ và nguồn cung ứng lao động trên địa bàn tỉnh cũng dồi dào hơn do sự phát triển và chi phí thấp hơn.

Nâng cao chất lượng lao động trên địa bản tỉnh

Sự dịch chuyển mô hình sản xuất, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu lao động thay đổi. Trong khi các ngành, nghề đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang đào tạo theo năng lực hiện có. Điều này khiến cho chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: Trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động vẫn còn hạn chế; còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền, địa bàn và các lĩnh vực.

Phát triển chuỗi cung ứng lao động dồi dào cho địa phương

Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng mạnh mẽ, hỗ trợ các chính sách tốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, các kênh logistics kết nối thuận tiện với các cụm khu công nghiệp sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Điều chỉnh quy hoạch, bắt nhịp phát triển

Dự án Xây dựng cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1 đã được khởi công xây dựng và dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2025. Cùng với đó, Đồng Nai cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương bổ sung thêm 6,5 ngàn ha đất phát triển công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Bôn, để phát huy lợi thế từ sân bay Long Thành cũng như các KCN sẽ được mở mới, việc hình thành các trục giao thông kết nối với sân bay Long Thành cũng như các KCN mới là rất cần thiết. Bởi, điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn như: Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. “Cần phải nghiên cứu phương án phát triển thêm một số tuyến giao thông mở mới, đồng thời tăng quy mô các tuyến đường hiện hữu làm cơ sở đáp ứng phát triển hạ tầng giao thông toàn tỉnh trong tương lai” – ông Nguyễn Bôn nhấn mạnh.

Từ thực tế nhu cầu, thời gian qua, Sở GT-VT đã thực hiện xây dựng đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 40 về quy hoạch GT-VT đường bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030.

Ông Vũ Xuân Dự, Trưởng phòng Kế hoạch – tài chính, Sở GT-VT cho hay, trong dự thảo đề án, Sở GT-VT đã đề xuất điều chỉnh giai đoạn đầu tư đối với 2 tuyến đường tỉnh gồm: đường tỉnh 764 đưa lên đầu tư vào giai đoạn 2021-2025 (quy hoạch được duyệt đầu tư, nâng cấp trong giai đoạn 2026-2030) và đường tỉnh 767 đưa lên đầu tư vào giai đoạn 2021-2025 đối với đoạn dài 9,4km và đầu tư nâng cấp hoàn thiện toàn tuyến đạt chuẩn quy mô quy hoạch vào giai đoạn 2026-2030 (quy hoạch được duyệt đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2026-2030).

Cùng với đó, Sở GT-VT cũng đề xuất điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đối với 7 tuyến đường tỉnh gồm: 769, 772 (Trảng Bom – Xuân Lộc), 773 (Long Thành – Cẩm Mỹ – Xuân Lộc), 763B, 770B, 769G và 768C.

Theo ông Vũ Xuân Dự, đây là những dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong quá trình rà soát tại thực địa, Sở GT-VT nhận thấy cần phải điều chỉnh cục bộ hướng tuyến nhằm đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án. “Việc nắn chỉnh cục bộ đường 773 đoạn qua đô thị Long Giao sẽ kết hợp với quốc lộ 56 tạo thành nút giao ngã tư hoàn chỉnh đảm bảo tính thông suốt cho tuyến giao thông trục chính kết nối đến khu vực sân bay Long Thành. Hay việc nắn tuyến đường 769 đoạn qua khu vực KCN Dầu Giây sẽ đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật của tuyến đường và giảm được việc phát sinh ngã năm tại khu vực này” – ông Vũ Xuân Dự lấy dẫn chứng.